Winters used to be cold in England. We, my parents especially, spent them watching the wrestling. The wrestling they watched on their black-and-white television sets on Saturday afternoons represented a brief intrusion of life and colour in their otherwise monochrome lives. Their work overalls were faded, the sofa cover—unchanged for years—was faded, their memories of the people they had been before coming to England were fading too. My parents, their whole generation, treadmilled away the best years of their lives toiling in factories for shoddy paypackets. A life of drudgery, of deformed spines, of chronic arthritis, of severed hands. They bit their lips and put up with the pain. They had no option but to. In their minds they tried to switch off—to ignore the slights of co-workers, not to bridle against the glib cackling of foremen, and, in the case of Indian women, not to fret when they were slapped about by their husbands. Put up with the pain, they told themselves, deal with the pain—the shooting pains up the arms, the corroded hip joints, the back seizures from leaning over sewing machines for too many years, the callused knuckles from handwashing clothes, the rheumy knees from scrubbing the kitchen floor with their husbands' used underpants.
When my parents sat down to watch the wrestling on Saturday afternoons, milky cardamon tea in hand, they wanted to be entertained, they wanted a laugh. But they also wanted the good guy, just for once, to triumph over the bad guy. They wanted the swaggering, braying bully to get his come-uppance. They prayed for the nice guy, lying there on the canvas, trapped in a double-finger interlock or clutching his kidneys in agony, not to submit. If only he could hold out just a bit longer, bear the pain, last the course. If only he did these things, chances were, wrestling being what it was, that he would triumph. It was only a qualified victory, however. You'd see the winner, exhausted, barely able to wave to the crowd. The triumph was mainly one of survival. | Ở nước Anh, trước đây mùa đông thường rất lạnh. Chúng tôi, nhất là cha mẹ tôi, chỉ thích nằm nhà xem đấu vật. Những trận đấu trên ti vi trắng đen vào những chiều Thứ Bảy góp thêm chút sức sống và tô điểm thêm cho cuộc sống của họ bớt đơn điệu. Các lo toan về công việc bỗng chốc biến mất, tấm vải bọc ghế - bao năm rồi chưa thay – cũng chẳng còn đáng phải để tâm, cái thân phận xa xưa của họ trước khi đến nước Anh cũng phai mờ dần trong tâm trí của họ. Cha mẹ tôi, suốt cuộc đời, đã làm việc quần quật tiêu hết tuổi thanh xuân của họ vào các xưởng sản xuất để đổi lấy những đồng lương còm cõi. Cả cuộc đời lao dịch, cột sống biến dạng, khớp viêm triền miên , đôi tay thô ráp cục mịch. Họ cắn răng chịu đựng nhọc nhằn. Không có sự lựa chọn nào khác. Họ luôn tự nhủ phải cố gắng quên đi - lờ đi những cái nhìn khinh miệt của đồng nghiệp, không tỏ thái độ gì với lũ đốc công ba hoa khoác lác, và, riêng với người phụ nữ gốc Ấn, còn không cả mảy may buồn phiền khi bị chồng giáng cho vài cái tát. Chịu đựng đau khổ, họ tự nhủ, phải đối phó với nỗi đau – hai cánh tay đau buốt, các khớp hông mòn mỏi, lưng cứng đờ với những tháng năm gập mình trên máy may, tay chai sần với việc giặt quần áo, đầu gối bầm dập vì cứ bò người ra lau sàn bếp với chiếc quần lót của chồng.
Khi cha mẹ tôi ngồi xem đấu vật vào các chiều Thứ Bảy, nhấm nháp chút cà phê sữa, họ muốn được giải trí, muốn được cười. Họ còn muốn được xem, dù chỉ một lần, người đáng mến đánh bại kẻ đáng ghét. Họ muốn được chứng kiến cảnh cái gã khệnh khạng, to mồm khoác lác kia được cho ăn đòn. Họ cầu xin cho anh chàng đáng mến kia, đang nằm trên sàn đấu, bị kẹp cứng trong thế gọng kìm hay đang ôm bụng đau đớn tột độ, cũng đừng có đầu hàng. Ước gì anh ta có thể chịu đựng được thêm một chút nữa thôi, nhịn đau, chiến đấu cho đến cùng. Nếu anh ta làm được như vậy, thì thế nào, như thường vẫn được chứng kiến trong đấu vật, anh ta cũng sẽ giành được chiến thắng. Thế nhưng, đó chỉ là một chiến thắng trên danh nghĩa. Bạn vẫn thường thấy đấy, người chiến thắng, lúc ấy đã kiệt sức, chỉ còn có thể giơ tay lên vẫy chào khán giả. Kẻ chiến thắng chẳng qua chỉ là kẻ còn có thể trụ lại được.
|